Giảo Cổ Lam – Ngũ Diệp Sâm

360.000 

Giảo Cổ Lam – Ngũ Diệp Sâm – vị thuốc quý có công dụng điều hòa huyết áp, hạ mỡ máu, giảm đường huyết, dự phòng tốt tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim

Description

Giảo Cổ Lam

Giảo Cổ Lam

Giảo Cổ Lam là gì?

Giảo Cổ Lam phiên âm từ jiaogulan, hiện đang  có rất nhiều tên gọi như dây Lõa hùng, Trường sinh thảo, Cam trà vạn, Thất diệp đảm, Ngũ Diệp Sâm, Sâm phương nam, Cây cỏ thần kỳ… khiến cho nhiều người hoang mang không biết đâu mới là Giảo Cổ Lam thật sự. Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền VN, Viện trưởng viện NC Y dược Tuệ Tĩnh cho biết, loại Giảo Cổ Lam trong các nghiên cứu khoa học có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (chữ la tinh pentaphylla có nghĩa là 5 lá), khác với các loài cùng chi như G. pubescens có 7 lá chét hay cây G. laxum có 3 lá chét.

Cây Giảo Cổ Lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá. Đặc biệt, cây Giảo Cổ Lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong Nhân Sâm. Giảo Cổ Lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng. Cũng cần lưu ý cây này chưa thấy mọc dưới đồng bằng, chỉ mọc trên núi đá vôi. Tuy nhiên hiện nay có thể trồng được ở nhà nhưng phải trong chỗ râm mát. Để phân biệt được Giảo Cổ Lam thật giả, nhất thiết phải dùng cây tươi.

Như vậy, Giảo Cổ Lam thật sự được nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng phải là loại 5 lá hay còn gọi Ngũ Diệp Sâm – sâm 5 lá. Những loài khác tương tự đang gây nhầm lẫn có thể cũng có tác dụng nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào được thực hiện và báo cáo rõ ràng về chúng nên cần thận trọng khi sử dụng.

Theo tài liệu nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược), Giảo Cổ Lam thuộc dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.

Giảo Cổ Lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên cũng có.

Nguồn gốc của Giảo Cổ Lam

Giảo Cổ Lam được coi là một dược liệu đầu vị quý ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển hạ, năm 1639, của Trung Quốc. Từ xa xưa, ở Trung Quốc, loài cây này được vua chúa, quan lại sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.

Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện Giảo Cổ Lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi, mà nguyên nhân là do người dân nơi đó dùng loại cây này chế biến thành trà để uống hàng ngày và bào chế thành thuốc để tăng cường sức khỏe.

Kể từ đó, phong trào nghiên cứu, tìm kiếm Giảo Cổ Lam sôi sục ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, và Italia.

Các nghiên cứu khoa học về Giảo Cổ Lam:

Nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và Cộng sự : Đề tài cấp Nhà nước mang mã số: KC.10.07.03.03 do GS.TS.NGND. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà nội thực hiện từ năm 1997 đã đi đến kết luận sau:

– Giảo Cổ Lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt. Bệnh nhân uống Giảo Cổ Lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim.

– GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây Giảo Cổ Lam Việt Nam (chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương và Hội đái tháo đường Thụy điển : Trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo Cổ Lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng. Đây là một tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nghiên cứu trên thế giới.

– Wang và cộng sự đã chứng minh Giảo Cổ Lam có tác dụng chống u rõ rệt, tăng cường miễn dịch.

– Ji Lin và cộng sự chứng minh Giảo Cổ Lam giúp hạ mỡ máu và bình ổn huyết áp.

– Các nghiên cứu của Thái Lan chứng minh Giảo Cổ Lam tốt cho tim mạch, giảm béo.

– GS. Tan, Liu đã chứng minh Giảo Cổ Lam có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não.

– GS. Lin và cộng sự chứng minh Giảo Cổ Lam có tác dụng chống viêm gan, chứng cao huyết áp và chống ung thư. Tác dụng chống viêm của giảo cổ lam mạnh hơn Indomethacin.

– TS. Nguyễn Duy Thuần, Nguyễn Khánh Hòa, Đào Văn Phan cũng đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết mạnh của Giảo Cổ Lam và GS-TS Phan Thị Phi Phi cũng đã nghiên cứu tác dụng tăng miễn dịch rất tốt của Giảo Cổ Lam.

– Các hoạt chất chiết xuất từ Giảo Cổ Lam đã được thử nghiệm trên cả động vật lẫn trên cơ thể người và các nhà khoa học đã có được các kết quả rất đáng kinh ngạc. Giảo Cổ Lam có tác dụng ức chế tăng cholesteron 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh, do đó, nó có tác dụng giảm mỡ máu rất mạnh.

– Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên chuột bơi và nhận thấy tác dụng tăng lực tới 214,2%. Với tác dụng tăng lực như trên, các vận động viên của Trung Quốc và Nhật Bản thường sử dụng Giảo Cổ Lam trước các cuộc thi đấu và họ gọi loại cây này là Doping thiên nhiên (?!).

Thành phần của Giảo Cổ Lam

– Giảo Cổ Lam chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có nhiều loại giống với nhân sâm và tam thất. Cũng chính vì đặc tính và công dụng này mà nó có tên là Ngũ Diệp Sâm.

– Giảo Cổ Lam chứa nhiều Flavonoid, là hoạt chất có tác dụng sinh học cao, chống lão hóa mạnh

– Ngoài ra, nó chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.

Công dụng của Giảo Cổ Lam

– Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não.

– Chống lão hoá mạnh, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực và tăng khả năng làm việc.

– Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u một cách rõ rệt.

– Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.

– Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, làm giảm béo.

– Hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Đối tượng sử dụng

– Người huyết áp cao, thiểu năng tuần hoàn não

– Người bị béo phì

– Bệnh về tim mạch, mỡ máu

– Bệnh nhân tiểu đường tuýp II

– Bệnh nhân mệt mỏi căng thẳng, khó ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, di chứng sau tai biến mạch máu não.

– Bệnh nhân ung thư, các đối tượng muốn tăng cường sức đề kháng

Theo Đông y:

– Giảo Cổ Lam có vị ngọt đắng, tính hàn, vô độc; vào các kinh Tỳ, Phế, Tâm và Thận. Có tác dụng ích khí kiện tỳ (tăng cường tiêu hóa), thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm (chống ho tan đờm), dưỡng tâm an thần. Chủ trị bệnh hậu hư nhược (suy nhược sau khi mắc bệnh), khí hư âm thương (phần khí, phần âm bị thương tổn), phế nhiệt đàm khái (ho khạc ra đờm do phế nhiệt), khí suyễn, tâm quý thất nhãn (tim loạn nhịp, mất ngủ).

– Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày dùng 10-20g sắc uống hoặc hãm trà uống.

– Kiêng kỵ: Không dùng trong các chứng “hư hàn”.
Mọi người đều có thể uống Giảo Cổ Lam thay trà hàng ngày nếu thể tạng không thuộc loại hư hàn, nghĩa là không có những triệu chứng như: chân tay lạnh hoặc không ấm, ghét lạnh, chịu rét kém, mệt mỏi đuối sức, thở ngắn hơi, hay vã mồ hôi, miệng nhạt không khát, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, mạch trầm nhược.

Những lưu ý khi sử dụng Giảo Cổ Lam

– Nên uống Giảo Cổ Lam vào buổi sáng và đầu giờ chiều, không uống vào lúc tối hoặc trước khi đi ngủ.

– Người hay bị hạ đường huyết, huyết áp quá thấp nên uống lúc ăn no, hoặc thêm một vài lát gừng. Nếu người không bị tiểu đường có thể thêm đường trước khi uống.

– Giảo Cổ Lam tăng chuyển hóa cơ thể, tăng lực co cơ vì vậy uống xong có cảm giác nóng người, một số trường hợp tăng huyết áp nhẹ, khát nước, khô miệng vì vậy cần uống thêm nước lọc, sau một thời gian cơ thể tự điều chỉnh lại và hết các triệu chứng trên.

– Giảo Cổ Lam có tính  hoạt huyết mạnh và có saponin nhân sâm nên phụ nữ có thai,  phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép không nên dùng.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Giảo Cổ Lam – Ngũ Diệp Sâm”

Địa chỉ email sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *