An Cung Ngưu Hoàng Hoàn điều trị hôn mê gan

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG  AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN TRONG ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ GAN 

Lưu Đức Hạo – Giả Tranh Vanh – Diêm Xán Linh

(Bệnh viện Trường Cao đẳng Y tế Thị xã hạng Thành Tỉnh Hà Nam)

 Hôn mê gan

Hôn mê gan là do suy tế bào gan nặng, cấp tính hoặc mạn tính dẫn đến rối loạn ý thức và thể dịch phức tạp. Điều trị hiện nay chủ yếu là loại bỏ các chất độc tố trong chuyển hoá, cân bằng các acid amin và điều trị triệu chứng. Từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 8 năm 1999, chúng tôi đã cho uống hoặc uống qua đường sonde mũi An Cung Ngưu Hoàng Hoàn để điều trị hôn mê gan. Kết quả như sau:

1. Đối tượng và phương pháp:

1.1. Chọn bệnh nhân: 56 bệnh nhân hôn mê gan được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm đối chứng và nhóm điều trị, mỗi nhóm 28 bệnh nhân.

– Nhóm điều trị: 18 nam, 10 nữ; tuổi từ 40 – 63 tuổi; trung bình 50,2 tuổi.

– Nhóm đối chứng: 19 nam, 9 nữ; tuổi từ 39 – 62 tuổi; trung bình 49,8 tuổi.

Các nguyên nhân gây bệnh, mức độ rối loạn ý thức và dấu hiệu thần kinh, điện não đồ của cả hai nhóm là tương đương nhau.

1.2. Phương pháp điều trị:

– Nhóm đối chứng: Dùng dung dịch acide amin, nuôi dưỡng bằng chất lỏng có năng lượng, kháng sinh.

– Nhóm điều trị: Trên cơ sở điều trị như nhóm đối chứng, cho dùng thêm An Cung Ngưu Hoàng Hoàn , 1 hoàn/lần và uống 1 lần/ngày. Bệnh nhân nặng cho uống 2 hoàn/lần, 1 lần/ ngày x 2 – 3 ngày. Bệnh nhân nhẹ cho nhai thuốc, bệnh nhân hôn mê sâu cho uống qua đường sonde mũi.

1.3. Tiêu chuẩn đánh giá:

Bệnh não gan: Từ khi có dấu hiệu thần chí thay đổi đến hôn mê sâu được chia thành 4 mức độ:

– Tốt: Sau điều trị, bệnh lưu trên 3 mức, ý thức rõ, hỏi đáp đúng, dấu chứng thần kinh (+) tính, tính trở (-) tính.

– Khá: Sau điều trị, bệnh lưu trên mức 2 mức, triệu chứng nhẹ hơn, dấu chứng thần kinh (+) tính trở nên nghi ngờ hoặc (-) tính.

– Không tác dụng: Triệu chứng và thực thể không thay đổi.

2. Kết quả điều trị:

Tất cả đều đánh giá sau 3 ngày điều trị

– Nhóm điều trị dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn : Kết quả tốt 19 người, kết quả khá 8 người, không tác dụng 1 người. Tỷ lệ tốt khá đạt 98,4%.

– Nhóm đối chứng: Kết quả tốt 10 người, kết quả khá 9 người, không tác dụng 9 người. Tỷ lệ tốt khá đạt 67,9%. P < 0,05. Kết quả có ý nghĩa thống kê.

3. Bàn luận:

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn được bào chế từ ngưu hoàng, sừng tê giác, xạ hương, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử, uất kim, băng phiến, chu sa. Công dụng: Thanh tâm khai khiếu, hoát đờm, giải độc, dùng trong chứng hôn mê, sốt cao vật vã.

Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh: An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có tác dụng chống co giật, hạ sốt, tiêu viêm, giảm tiêu hao oxy của cơ thể, có tác dụng bảo vệ tế bào não khỏi bị các độc tố gây độc hại. Nghiên cứu cho thấy: Nitơ gây nhiễu làm rối loạn chuyển hoá năng lượng và methionin ức chế hô hấp của tế bào não, thiếu các hợp chất của acidphosphoric có năng lượng cao, cho nên xuất hiện rối loạn chức năng của tế bào não. Trong An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có chứa nhiều loại acide amin như: arginine, glutamic acid, aspartic acid có thể điều chỉnh sự mất cân bằng của chuyển hoá acid amin, đặc biệt ethylamine sulfonic acide để loại bỏ gốc tự do bảo vệ tế bào não. Hoàng liên, hoàng cầm, chi tử có tác dụng chống viêm mạnh, có tác dụng ức chế vi khuẩn trong ruột tạo ra nitơ, giảm bớt sự hấp thụ nitơ, từ đó giảm nồng độ nitơ trong máu. Như vậy, An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có tác dụng thúc đẩy loại bỏ các chất độc hại trong chuyển hoá, cân bằng chuyển hoá acid amin, bảo vệ tế bào não, giảm thiểu các chất độc hại đối với thần kinh, hạn chế chức năng của tế bào não, vì vậy thuốc điều trị hôn mê gan có kết quả tốt.

Tài liệu tham khảo:

1. Trần Cảnh Châu. <<Nội khoa học>> Xuất bản lần 4 Bắc Kinh. Nhà xuất bản Y Tế Nhân dân. 1997: 424 – 423

2. Đoạn Phú Tân. <<Phương Tễ Học>>. Xuất bản lần thứ nhất Thượng Hải: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Thượng hải.

3. Trần Phức Hinh, Lâm Dục Hoa, Sử Mỹ Giao, <<Sổ tay thành phẩm trung dược tân biên>>. Xuất bản lần thứ nhất Bắc Kinh: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Trung Quốc 1991: 284 -285

4. Kim Huệ Doanh <<Sinh lý bệnh>>. Xuất bản lần thứ 4 Bắc Kinh: Nhà xuất bản Y tế nhân dân 1997: 157.

Trích: Báo Học viện Y khoa công chức Hà nam. Số 2 cuốn 1 tháng 6 năm 2000

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *