Lựa chọn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Có đến hàng trăm loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng đang được bày bán tràn lan trên thị trường nhưng chúng đều có 1 điểm chung là chỉ làm giảm triệu chứng chứ không chữa khỏi hoàn toàn được bệnh. Vì vậy việc sử dụng lâu dài những thuốc này có gây ra tác dụng bất lợi gì về sau hay không là điều trăn trở của đại đa số bệnh nhân. Chúng ta cùng tìm hiểu về chúng để có sự lựa chọn tốt nhất cho mỗi người !

Tùy theo đường dùng mà các thuốc điều trị viêm mũi dị ứng được chia thành 2 nhóm lớn : nhóm thuốc dùng tại chỗ và nhóm thuốc dùng toàn thân. Về cơ bản thì nhóm thuốc dùng tại chỗ được cho là an toàn hơn bởi tác dụng chọn lọc tại mũi, hấp thu toàn thân thấp nên ít tác dụng không mong muốn lên các bộ phận khác trên cơ thể.

1. Nhóm thuốc toàn thân gồm 2 dòng chính : kháng histamin H1 và kháng leukotrien

1.1 Thuốc kháng histamin H1 : Sau khi tiếp xúc với dị nguyên, phản ứng dị ứng được khởi phát sẽ sản sinh ra 1 lượng lớn histamin – là chất chính gây ra các phản ứng dị ứng. Thuốc kháng histamin có tác dụng cạnh tranh với histamin, không cho histamin phát huy tác dụng.  Các thuốc này được chia thành 2 thế hệ:
Thế hệ I: gồm các thuốc có thể đi qua hàng rào máu não dễ dàng, có tác dụng trên receptor H1 cả trung ương và ngoại vi nên có tác dụng an thần mạnh, chống nôn, chống say tàu xe và có tác dụng kháng cholinergic giống atropin : Alimemazin, Brompheniramin, Carbinoxamin, Clemastin, Chlopheniramin, Cyclizin, Dimenhydrinate, Dimethinden, Diphenhydramin, Hydroxyzin, Meclizin, Promethazin, Pyrilamin

 

Thế hệ II: gồm các thuốc rất ít đi qua hàng rào máu não, có thời gian bán thải dài, ít tác dụng trên H1 trung ương, chỉ có tác dụng trên H1 ngoại vi, không có tác dụng kháng cholinergic, không an thần và không có tác dụng chống nôn, chống say tầu xe : Acrivastin, Cetirizin (Zyrtec của GSK), Loratadin (Claritin của MSD), Desloratadin (Aerius của MSD), fexofenadin (Telfast của Sanofi), Mizolastin và mới nhất là Levocetirizin(Xyzal của GSK)

Xyzal_Film-Coated_Tablets_5mg

Riêng Terfenadin và astemizol… có tác dụng kéo dài hơn nhưng do có nhiều tác dụng không mong muốn trên tim nên hai thuốc này hiện nay không được sử dụng.

Tác dụng phụ của nhóm thuốc này trên thần kinh trung ương thay đổi tuỳ theo từng cá thể, thường biểu hiện ức chế thần kinh (ngủ gà, khó chịu, giảm phản xạ, mệt), mất kết hợp vận động, chóng mặt. Những biểu hiện trên tăng mạnh nếu dùng thuốc kháng H1 cùng rượu hoặc thuốc ức chế thần kinh trung ương. Cấm dùng khi lái xe, đang vận hành máy móc hoặc làm việc nơi nguy hiểm (trên cao). Ở một số người, tác dụng biểu hiện ở dạng kích thích (nhất là ở trẻ còn bú): Mất ngủ, dễ kích động, nhức đầu, có khi co giật nếu liều cao. Để hạn chế tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương có thể giảm liều hàng ngày hoặc dùng lúc chiều tối, hoặc dùng loại kháng H1 thế hệ II.

Tác dụng phụ do kháng cholinergic : Khô miệng, hầu họng; khạc đờm khó; khó tiểu tiện, bí đái, liệt dương; rối loạn điều tiết thị giác, tăng áp lực trong mắt đặc biệt ở người có glôcôm góc đóng, đánh trống ngực; giảm tiết sữa

Tác dụng không mong muốn khác : Không dung nạp, thay đổi huyết áp, rối loạn máu (thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu, thoái hóa bạch cầu hạt) tăng nhậy cảm với ánh sáng.

1.2 Thuốc kháng leukotrien : Ở VN thì điển hình là Montelukast (Singulair của MSD). Thuốc này chủ yếu dùng điều trị và dự phòng hen bởi chúng vừa có tác dụng giãn phế quản vừa có tác dụng chống viêm. Vì có chống viêm nên chúng cũng có tác dụng nhất định đối với viêm mũi dị ứng. Tác dụng phụ của nhóm này là rối loạn tiêu hóa, phản ứng quá mẫn, giấc mộng bất thường, ảo giác, buồn ngủ, kích động, gây gổ, hiếu động, mất ngủ, dị cảm/giảm cảm giác, tăng AST và ALT. Rất hiếm: cơn co giật. Các tác dụng phụ này thường ở mức độ nhẹ.

2. Nhóm thuốc dùng tại chỗ :

2.1 Thuốc nhỏ hoặc xịt gây co mạch:

Tác dụng làm thông thoáng mũi chỉ sau vài phút : Ephedrin, Naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin… có trong các biệt dược nổi tiếng như Otrivin, Coldi B, XyloBalan,… thường mang lại cảm giác dễ chịu 1 cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi, tác dụng gây co mạch của thuốc không chỉ khu trú ở niêm mạc mũi mà gây co mạch toàn thân, co mạch ở cả tim, gan, thận… đưa đến tai biến gây tím tái, vã mồ hôi, choáng… phải được cấp cứu tại bệnh viện. Vì vậy, đối với trẻ dưới 8 tuổi, tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi chứa dược chất làm co mạch, chống sung huyết để nhỏ mũi.

Cũng vì tác dụng cường giao cảm thần kinh gây co mạch mà các bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp, tim mạch, cường giáp hay phụ nữ có thai và cho con bú phải rất thận trọng, chỉ nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này khi được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý sử dụng bừa bãi. Đặc biệt, thuốc nhỏ mũi co mạch chống sung huyết dùng lâu dài có thể gây hiện tượng “ bật lại” (rebound) tức lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi rất khó trị. Tức là, chính thuốc nhỏ mũi loại này gây ra một loại bệnh gọi là “ bệnh viêm mũi do thuốc” mà việc điều trị bệnh này rất khó khăn. Do đó nhóm thuốc này thường chỉ dùng 3 ngày liên tục, không được dùng quá 5-7 ngày.

2.2 Các corticoid xịt mũi : Là nhóm thuốc được cho là an toàn nhất hiện nay bởi chúng là thuốc tại chỗ, hấp thu toàn thân rất ít. Tuy nhiên khi lượng hấp thu toàn thân này tích lũy trong 1 thời gian dài thì  lại gây ra rất nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 1 trong những hệ lụy đáng ngại nhất đó là làm giảm chiều cao của trẻ nhỏ, gây loãng xương vànhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm đường hô hấp (do corticoid ức chế miễn dịch)

Các loại corticoid xịt mũi tốt nhất của những hãng dược hàng đầu thế giới :

Fluticason propionat (Flixonase của GSK) hấp thu toàn thân khoảng 1%

Budesonide (Rhinocort của Astra Zeneca) hấp thu toàn thân khoảng 1%

Momethasone furoat (Nasonex của MSD) hấp thu toàn thân khoảng 0.1%

Corticoid xịt mới nhất và cũng đang được cho là tốt nhất là Fluticason furoat (Avamys của GSK) hấp thu toàn thân khoảng 0.1% thì mới đây trong 1 nghiên cứu khoa học, Avamys thể hiện tác dụng phụ làm giảm chiều cao 0,8cm cho 1 năm sử dụng liên tục loại thuốc này ở trẻ nhỏ

555398_view_Standard

3. Giải pháp không dùng thuốc : An toàn với mọi lứa tuổi kể cả phụ nữ có thai và cho con bú

3.1 Nước muối sinh lý 0.9% :

Dung dịch này dùng dưới dạng nhỏ hay xịt đều được, tác dụng chính là rửa trôi dị nguyên (những yếu tố gây ra dị ứng) cùng với nó là cuốn trôi đi rác thải của phản ứng dị ứng, làm sạch đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho niêm mạc mũi ổn định lại trạng thái bình thường.

Tuy nhiên nhược điểm rất lớn của nước muối sinh lý là tác dụng quá nhẹ, đa số bệnh nhân không thể hài lòng nếu dùng đơn độc nước muối sinh lý.

3.2 Khẩu trang :

Những loại khẩu trang tốt giúp loại bỏ khá tốt dị nguyên trong không khí. Tuy nó không có tác dụng chống viêm nhưng giảm lượng dị nguyên hít vào đồng nghĩa với việc phản ứng dị ứng sẽ xảy ra 1 cách nhẹ nhàng hơn.

khau-trang-1

Ngày nay với sự phát triển của khoa học, hãng dược phẩm Biocodex (Pháp) đã cho ra đời một loại khẩu trang y tế cực kỳ hiện đại : Lọ bột cellulose với tên gọi NoAl.

index

Với mỗi lần bóp, 1 lượng bột cellulose hoàn toàn không có hoạt tính sinh học đã được phân liều chính xác được xịt vào mũi, kết hợp với dịch tiết tự nhiên của mũi tạo ra 1 lớp màng cellulose mỏng bao lấy toàn bộ niêm mạc, không cho niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên. Nhờ đó ngăn ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả.

NoAl được cho là hướng đi mới mang lại chất lượng cuộc sống 1 cách an toàn tuyệt đối cho người bệnh viêm mũi dị ứng

 

2 thoughts on “Lựa chọn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

  1. Anh/chị cho em hỏi 1 chút, tại sao GSK lại có 2 loại thuốc đều có chỉ định giống nhau, lại cùng là fluticason, có gì để lựa chọn mua 1 trong 2 loại này. Thêm nữa, anh/chị có thể gửi cho em kết quả nghiên cứu nào chứng minh avamys làm giảm chiều cao ở trẻ trong 1 năm sử dụng được không ạ? Em xin cảm ơn!

  2. Flixonase là Fluticasone propionat, còn Avamys là Fluticasone furoat, 2 chất này không phải là 1 bạn nhé, 1 chất tan trong cồn nên Flixonase đôi khi làm bệnh nhân có cảm giác hơi xót khi lượng cồn tập trung cao tại 1 điểm do xịt không đúng cách. Avamys với dung môi là nước hạn chế được nhược điểm này, ngoài ra avamys hấp thu toàn thân ít hơn, ít tác dụng phụ hơn, có khả năng làm giảm ngứa mắt mạnh hơn
    Bạn muốn có thông tin chuyên sâu thì vui lòng liên hệ điện thoại nhé. Mình ko gõ cả cái nghiên cứu lên web được

Để lại một trả lời

Địa chỉ email sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *